Cách bày mâm ngũ quả đẹp ngày Tết.
Vào ngày tết trong nhà ai cũng có một mâm ngũ quả để bày tượng chưng cho ngày tết, mâm ngũ quả là hình ảnh không thể thiếu được trong những ngày tết cổ truyền của người Việt nam, mân ngũ quả được bày tại phòng khách và trên bàn thờ tổ tiên của mọi gia đình, và mỗi vùng miền lại có sự khác biệt trong cách bày mâm ngũ quả, mỗi vùng có một loại quả và cách bày trí khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau trong ngày tết.
Mâm ngũ quả trong nhà thờ Họ
Ý nghĩa chung của mâm ngũ quả ngày Tết là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự thành kính với tổ tiên. Bày mâm ngũ quả cúng ngày Tết, thể hiện thành quả làm việc một năm. cầu cho một năm mới tốt lành, may mắn, nhiều niềm vui.
Ở ngoài miềm Bắc mâm ngũ quả thường được bày biện từ những ngày 27 – 29 âm lịch, để đặt trên bàn thờ và trong phòng khách. Mâm ngũ quả thường có 5 loại quả với những màu sắc khác nhau, tượng trưng cho ngũ hành trong vũ trụ là: Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ.Bên cạnh đó, con số 5 còn có ý nghĩa khác là thể hiện sự tín ngưỡng của dân tộc.
Chọn lọc hoa quả Ngày Tết
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều loại trái cây phong phú, người miền Bắc cũng không câu nệ, bắt buộc mâm ngũ quả chỉ có 5 loại quả nữa mà có thể bày tới 8 – 9 loại quả khác nhau, không quan trọng số lượng, không quan trọng yếu tố chẵn lẻ và vẫn được gọi là mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả của người miềm bắc khác so với người miềm nam, trong mâm ngũ quả của người miềm Bắc thường sẽ phải có chuối và bưởi, còn các loại quả khác được lựa chọn thay thế tùy theo ý thích của mọi người.
Cách bày mâm ngũ quả ở miềm bắc như sau:
Đặt nải chuối xanh ở dưới cùng, đặt chuối ở giữa mâm để đỡ lấy các loại quả khác có ý nghĩa che chở, bao bọc, hứng lấy những thứ tinh tuý nhất của mùa xuân.Sau đó, đặt quả bưởi có màu vàng tượng trưng có hành thổ ở trong lòng nải chuối để mong may mắn, bình an, phú quý, tài lộc.Tiếp theo, bày các loại quả có màu tươi sáng xen kẽ khác nhau sao cho bắt mắt để mong muốn một năm mới ấm lo, sung túc và đủ đầy.
Khác với người miềm Bắc trong mâm ngũ quả của người miềm nam thường có mãng cầu, sung, đu đủ, dừa, xoài. Theo mong muốn “ Cầu xung vừa đủ xài” ước mong một năm mới đầy đủ, sung túc, ngoài ra còn có thêm những dứa và quả dưa hấu xanh nhưng trong lòng đỏ. Với mong muốn con cháu sẽ đầy nhà.
Mâm ngũ quả Miền Bắc
Cách bày mâm ngũ quả của người miềm nam như sau:
Vì không giống như quả của người miềm bắc, không có chuối để bao bọc các quả khác, nên những quả to được bày trí trước và những quả nhỏ được bày xung quanh, người ta sẽ bày quả mãng cầu và quả dừa ở vị trí giữa mâm ngũ quả, quả xoài, đủ đủ, dứa được bày xung quanh, chùm sung thì được bày phía bên trên cùng của mâm ngũ quả.
Mâm ngũ quả của người miền Nam thể hiện rõ tính bình dị, dân dã và hóm hỉnh. Mỗi người một cuộc sống và mong muốn khác nhau, biết thế nào là “đủ”, nhưng ai cũng chỉ cần đủ mà thôi.
Mâm ngũ quả miền Nam
Mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa đặc trưng của người Việt, dù có khác nhau giữa các vùng miền nhưng trên hết đều thể hiện sự thành kính hướng về nguồn cội, tổ tiên và ước mong một năm mới an khang, hạnh phúc và đủ đầy.