Cái Tết của người Hà Nội đầu thế kỷ XX

Chia sẻ:

Người Hà nội cuộc sống ngày nay tết có bánh chưng, bánh tét, có mứt, có rượu vang, có cây đào cây quất, có mâm ngũ quả, còn ngày xưa cuộc sống khó khăn, thiếu thốn ngày tết của những người dân cũng không thể thiếu đi được những cặp bánh chưng, những cây đào tết. Còn những người khá giả thì họ vẫn chuẩn bị thêm những chai rượu tây, rượu ngoại để tết và uống trong những ngày tết.


quà tết hko


không khí mua sắm những ngày cận Tết 


Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX, chợ hoa lớn nhất nằm trong chợ Đồng Xuân, không như bây giờ có chợ hoa Quảng an ở Tây hồ chuyên bán buôn hoa cho các chợ nhỏ, vì diện tích nhỏ không đủ nên người mua, người bán kéo sang cả các phố Hàng Khoai, Hàng Lược. Phố Hàng Khoai xưa kia là nơi tập trung bán khoai, sắn của nông dân mấy tổng lân cận canh tác nơi đất bãi sông Hồng. Mỗi năm vào dịp Tết phố trở thành chợ bán hoa. Sau này hình thành thêm phố Hàng Lược chuyên bán hoa ngày Tết, trong đó chủ yếu là đào và thủy tiên.

quà tết kgo


Vườn đào Nhật Tân


Người Hà thành họ quan nệm về ngày tết là không thể thếu đi được những cành hoa đào, những cây quất, những bức tranh xuân, những câu đối đỏ và những giỏ quà tết. Dù có bận đến đâu thì những thứ đó cũng phải chuẩn bị để bày biện trong nhà trong những ngày tết cổ truyền của người Hà thành.

Người xưa có câu “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Người Hà Nội nổi tiếng thanh lịch từ lời ăn, tiếng nói cho đến những thú vui tao nhã. Ngày xưa, các gia đình giàu có thường mua những chậu thủy tiên cho cô con gái rượu cắt gọt để hoa nở đúng giao thừa.


quà tết hio


Hoa thủy tiên ngày Tết 


Chắc ít người biết được lá dong để gói bánh sau khi cắt từ cây về thì đem đi rửa sạch đem buộc lên cây cột gỗ lim để đầu hè để lá dốc nước vài thánh sau mới đem ra gói bánh trưng thì bánh sẽ có màu đẹp và dễ gói hơn.


quà tết hkm


Không khí  nhộn nhịp gói bánh chưng


Bánh chưng, bánh giầy là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết của người Việt Nam. Ngày xưa khâu chuẩn bị gói bánh chưng là hoạt động tấp nập, vui vẻ nhất những ngày trước Tết Nguyên đán. Người người, nhà nhà mua lá, đãi gạo, đậu, chọn thịt nửa, nửa nạc rồi gói những chiếc bánh vuông vức. Sau đó cùng nhau thức cả đêm canh nồi bánh, sáng hôm sau mới vớt ra, ép cho dốc nước để bảo quản được lâu.

quà tết jgi


Bánh chưng ngày tết 


Xưa kia cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, phố Hàng Bồ lại tấp nập người bán, người mua chữ. Ở phố này người ta thường bán những bồ đựng thóc đan bằng cật nứa và các ông đồ viết sẵn chữ treo lên cái bồ, hễ có người đến mua là mang ra bán.


quà tết gra


Xin chữ đầu xuân


Chơi cây cảnh là một nét đẹp của người Hà Nội. Ngày xưa, thú chơi này chỉ ở trong các gia đình quyền quý. Từ vài tháng trước Tết các cụ đã chăm chút cho những cây cảnh trong vườn nhà, cần mẫn uốn tỉa, rồi chọn cây đẹp nhất đặt một góc trang trọng trong nhà thưởng ngoạn ngày xuân.


quà tết hul


Chậu hoa tươi ngày Tết 


Người Hà nội từ xưa đến nay luôn đề cao Cha mẹ, vào sáng mùng 1 tết họ thường đến nhà cha mẹ trước tiên để lì xì và chúc tuổi cha mẹ một năm mới sức khỏe dồi dào và có nhiều may mắn trong một năm mới. Và cũng nhân dịp ngày tết gia đình tập chung đầy đủ sẽ chụp ảnh chung cho cả gia đình, đầu thế kỷ XX kỹ thuật chụp ảnh còn thô sơ, chỉ những gia đình có điều kiệm mới lưu giữ lại được vài bức ảnh vào dịp tết.


quà tết hry


Tết ông bà bố mẹ đầu xuân năm mới 


Ngày tết người Hà nội thời xưa thường tập chung ở Đình làng, cũng là một truyền thống của người Hà nội Đình làng là nơi sinh hoạt chung cho cả làng, để mọi người gặp nhau, buôn bán, trao đổi những thông tin đã diễn ra trong làng, đó cũng là thời điểm mà các đôi trai gái gặp nhau và yêu nhau. Nơi đó là ngôi nhà sinh hoạt chung cho cả một làng đó.

 

quà tết gjh


Gia Đình Sum Vầy


Quà Tết  2018

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận

Hotline 090.741.8688 094.889.6998