Bánh Trung thu - món quà chở hồn văn hóa Việt
Bánh Trung thu - món quà chở hồn văn hóa Việt
Từ xưa đến nay Bánh Trung Thu đã được xem là biểu tượng của sự Đoàn Viên. Ngoài ý nghĩa đó, ngày nay, bánh Trung thu càng có hương vị tinh tế và hình thức tinh xảo thì càng xứng đáng để là vật phẩm gửi trao ân tình.
Mộc mạc bánh nướng
Khi xưa, khi vào đêm rằm tháng Tám, tiết trời dịu mát, trăng sáng tròn đầy, những người nông dân sẽ soạn mâm cỗ trông trăng thịnh soạn như món quà tạ ơn Rồng mang mưa tới cho mùa màng bội thu. Mâm cỗ dâng lên đất trời thường có chú chó được làm bằng tép bưởi, xung quanh có bày thêm hoa quả và đặc biệt không thể thiếu bánh nướng.
Bánh nướng có vỏ làm từ bột mì, trứng gà, nhân làm từ đậu xanh, đậu đen hay thịt cùng với trứng muối, thơm phức, óng ánh. Những chiếc bánh được chính tay những người trong gia đình làm ra, gói ghém bao sản vật quê hương mộc mạc đã đi vào nếp sống, vào văn hóa, vào tâm hồn của biết bao thế hệ người Việt.
Theo thời gian, Tết Trung thu dần trở thành dịp lễ từng tưng bừng cho trẻ em nô đùa, gia đình quây quần nhưng giá trị của chiếc bánh nướng, bánh dẻo vẫn vẹn nguyên và là biểu tượng của sự đoàn viên. Đó là thứ hương vị có khả năng níu kéo bất cứ đứa con xa quê nào cũng phải trở về, nhắc nhở những người cha, người mẹ phải cho con cái Tết Trung thu trọn vẹn, tròn đầy. Đó cũng là thức quà người ta mời mọc nhau một cách trân trọng như một món ăn chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao.
Tinh tế vật phẩm của tình giao hảo
Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại bận rộn, không còn nhiều gia đình tự làm bánh Trung thu. Thay vào đó, người ta chọn những chiếc bánh từ các thương hiệu nổi tiếng để thưởng thức hay biếu tặng. Hơn nữa, trong mối tương quan xã hội rộng lớn, khi bánh Trung thu trở thành vật phẩm để thể hiện tình giao hảo, thắt chặt mối thâm giao với người thân, bạn bè, đồng nghiệp thì những chiếc bánh không chỉ đột phá ở hương vị nhờ nhiều loại nhân phong phú mà còn phải có hình thức đẹp mắt.
Do đó, người ta trân trọng gọi những người thợ làm bánh là nghệ nhân. Bởi, bằng tất cả sự tinh tế của mình, họ đã tạo ra những chiếc bánh vượt lên trên giá trị ẩm thực để trở thành một thức quà biếu tặng đầy trân quý. Có thể thấy rõ điều này qua cách mà những nghệ nhân Maison Roselle đã cầu kỳ chăm chút cho từng “tác phẩm” của mình, đặc biệt là ở bộ sưu tập Đoàn Viên.
Cầu kỳ từ khâu chọn loại bột mì mềm và mịn nhất để có lớp vỏ bánh thơm ngon mềm mại. Cầu kỳ đến việc lựa chọn nguyên liệu để đảm bảo nhân bánh có hương vị tinh tế đồng nhất. Một mặt vẫn giữ cốt cách của chiếc bánh Trung thu truyền thống nhờ những nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, hạt sen, trứng muối, mặt khác, bánh Trung thu Hibiscus còn được nâng tầm nhờ kết hơp hài hòa với các nguyên liệu cao cấp. Mỗi chiếc bánh là một thông điệp, một lời chúc ý nhị.
Đó là sự hòa quyện của các loại hải sản cao cấp như bào ngư, hải sâm với vị thanh tao của trà xanh hạnh nhân hay vị bùi của hạt sen tứ quý trong bộ sưu tập Đoàn Viên. Khi được đặt vào những chiếc hộp được thiết kế tinh xảo xứng đáng với chất lượng của chúng, bánh Trung Thu trở thành một vật phẩm biếu tặng ý nghĩa.
Như vậy, có thể thấy, dựa trên nền tảng giá trị truyền thống, từ những chiếc bánh nướng, bánh dẻo mộc mạc, một chuẩn mực khác dành cho bánh Trung Thu đã được đặt ra: cao cấp trong nguyên liệu, tinh tế trong hương vị, sang trọng ở hình thức để xứng đáng là một thức quà trao gửi. Và dù được sáng tạo thế nào thì những chiếc bánh ấy vẫn giữ nguyên giá trị: tượng trưng cho sự đoàn viên, tình bằng hữu, sự kết thân giao hảo, chứa đựng bề dày văn hóa Việt.